Artwork

Kandungan disediakan oleh France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Semua kandungan podcast termasuk episod, grafik dan perihalan podcast dimuat naik dan disediakan terus oleh France Médias Monde and RFI Tiếng Việt atau rakan kongsi platform podcast mereka. Jika anda percaya seseorang menggunakan karya berhak cipta anda tanpa kebenaran anda, anda boleh mengikuti proses yang digariskan di sini https://ms.player.fm/legal.
Player FM - Aplikasi Podcast
Pergi ke luar talian dengan aplikasi Player FM !

Drone được trang bị ngày càng nhiều cho hải quân các nước

8:38
 
Kongsi
 

Manage episode 453581265 series 130285
Kandungan disediakan oleh France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Semua kandungan podcast termasuk episod, grafik dan perihalan podcast dimuat naik dan disediakan terus oleh France Médias Monde and RFI Tiếng Việt atau rakan kongsi platform podcast mereka. Jika anda percaya seseorang menggunakan karya berhak cipta anda tanpa kebenaran anda, anda boleh mengikuti proses yang digariskan di sini https://ms.player.fm/legal.

Trong bối cảnh địa chính trị quốc tế căng thẳng, nhất là với cuộc chiến Ukraina, các drone nay chiếm một vị trí mang tính chiến lược đối với hải quân trên toàn thế giới. Điều này đã được thể hiện qua triển lãm quốc phòng quốc tế Euronaval vào đầu tháng 11 tại Villepinte, ngoại ô Paris, Pháp. Tại cuộc triển lãm 2 năm một lần này, đi đến đâu cũng thấy trưng bày các kiểu drone mới được sử dụng để tác chiến, giám sát biển và đáy đại dương.

Các nước phương Tây đang phải đối phó với các cuộc tấn công bằng drone của lực lượng Houthi ở Yemen được Iran trang bị vũ khí nhắm vào giao thông hàng hải ở Hồng Hải. Trong khi đó, Ukraina đã thành công tiêu diệt 1/3 Hạm đội Hắc Hải của Nga và buộc được hạm đội này rời khỏi Crimea. Vào đầu tháng 11, Kiev khẳng định họ đã thực hiện thành công cuộc tấn công đầu tiên bằng drone mang chất nổ vào các tàu của Nga ở Biển Caspi, cách biên giới Ukraina đến 1.500 km.

Trả lời hãng tin AFP ngày 07/11/2024 bên lề Euronaval, ông Emmanuel Chiva, tổng đại diện về vũ khí của bộ Quân lực Pháp, cho rằng từ những cuộc xung đột đó, có thể dự báo là drone sẽ được hải quân các nước “sử dụng ồ ạt”.

Đô đốc Eric Chaperon, cố vấn quốc phòng của tập đoàn vũ khí Pháp Thales, nói với AFP: “Các drone phải được xem xét ở cả hai góc độ: khả năng tác chiến của drone và khả năng chống drone của kẻ địch”. Tập đoàn công nghệ cao của Pháp, hiện trang bị cho hải quân 50 nước trên thế giới, cung cấp cả hai khả năng đó. Một trong những cải tiến là vũ khí điện từ "có khả năng đốt cháy các thiết bị điện tử của drone". Đô đốc Eric Chaperon giải thích: "Các drone nằm trong tầm hoạt động của vũ khí sẽ rơi chỉ trong một giây."

Tập đoàn Pháp cũng đẩy mạnh phát triển một công nghệ trí tuệ nhân tạo "tiết kiệm", có thể được trang bị trên các drone cũng như các giải pháp kết nối và tương tác, đã được thử nghiệm trong cuộc tập trận ở Bồ Đào Nha vào tháng 9 với một số nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu. Là một trong những người tham gia cuộc tập trận này, ông Nicolas Kuhl của tập đoàn Thales nói với AFP: “Khoảng 60 drone đã được triển khai trên không, trên mặt nước và dưới biển để thực hiện đồng thời các nhiệm vụ tác chiến dưới nước, rà phá bom mìn và giám sát”.

Về phần mình, tập đoàn Naval Group đang phát triển loại drone dưới nước với “khả năng hoạt động lâu dài lên đến vài tuần”“có khả năng tự ra quyết định rất cao”, theo giải thích của ông Pierre-Antoine Fliche, đứng đầu nhóm đặc trách drone của Naval Group, với AFP: “Thay vì lập trình trước một số nhiệm vụ, chúng tôi sẽ đưa ra mệnh lệnh, chẳng hạn như đến đó, chụp ảnh và quay lại nếu ảnh chụp rõ, luôn kín đáo, quyết liệt”. Pierre-Eric Pommellet, chủ nhân Naval Group, nhấn mạnh với AFP: “Các drone sẽ không bao giờ thay thế các tàu chiến có thủy thủ đoàn, nhưng sẽ giúp cho những tàu này có một năng lực rộng hơn”.

Tập đoàn chế tạo máy bay châu Âu Airbus thì chú trọng đến tính bổ sung cho các sản phẩm của họ. Bruno Even, giám đốc điều hành của Airbus Helicopters, nói với AFP: “Yếu tố mới mà chúng tôi thấy cả trên biển và trên đất liền là tính chất bổ sung giữa drone và trực thăng”.

VSR 700 của Airbus là một máy bay trực thăng “không người lái” nhỏ, có thể hoạt động từ một con tàu và có thể bay tới 8 giờ so với 2 giờ đối với trực thăng thông thường. Nó có khả năng thực hiện các nhiệm vụ mà không cần phi công, chẳng hạn như tìm kiếm tàu ​​địch, gửi tọa độ tới tàu khu trục nhỏ có khả năng bắn tên lửa.

Airbus cũng đang phát triển một loại drone quan sát mang tên Eurodrone, nhằm bù đắp sự chậm trễ của châu Âu về loại drone đã được Hoa Kỳ và Israel phát triển và sẽ được đưa vào sử dụng vào cuối thập niên này, theo lời ông Jean-Brice Dumont, người đứng đầu bộ phận quốc phòng của Airbus.

Đối với những drone ít phức tạp hơn và có thể nhanh chóng được sử dụng như Flexrotor hay Aliaca, tập đoàn Airbus giao việc phát triển cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc các công ty khởi nghiệp mà hãng đã mua lại.

Chẳng hạn như công ty ArkeOcéan, một doanh nghiệp gia đình với khoảng ba mươi nhân viên chuyên sản xuất các drone siêu nhỏ "chỉ dài 80cm, rộng 35cm, trôi theo dòng nước, rất khó phát hiện”.

Ngoài ArkeOcéan, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Pháp chuyên về drone đã có mặt rất đông đảo tại triển lãm Euronaval, như Exail, Diodon và Delair. Riêng công ty Delair từ hai năm qua bán ra thị trường một sản phẩm mang tên Seasam, một loại drone dưới nước cở nhỏ, được dùng để theo dõi tình trạng thân tàu, tàu chở hàng cũng như tàu khu trục. Drone này có 7 động cơ nên rất cơ động, chống chọi tốt với dòng nước.

Trả lời RFI Pháp ngữ tại Euronaval, ông Bastien Mancini, giám đốc điều hành của Delair, cho biết công ty này đã cung cấp cho thi trường châu Phi từ lâu và nay đã mở rộng sang các thị trường khác:

“Chúng tôi đã có mặt ở khu vực này từ những năm 2010, tại khoảng 15-20 quốc gia châu Phi, rồi mở rộng sang Đông Âu và Đông Nam Á, những thị trường chính của chúng tôi hiện nay. Chúng tôi xuất khẩu rất nhiều trước khi bán cho thị trường Pháp. Công ty hiện sử dụng đến 110 nhân viên và đến cuối năm sẽ có tổng cộng 140 người, với doanh số năm ngoái là 10 triệu euro và dự báo năm nay sẽ đạt khoảng 30 triệu.

Tốc độ tăng trưởng này là nhờ các hợp đồng mà chúng tôi giành được gần đây, nhất là trong lĩnh vực quốc phòng. Ukraina chiếm một phần đáng kể, nhưng không phải là chiếm đa số. Chúng tôi tạo được những hệ thống thích ứng với những điều kiện tác chiến rất ác liệt, với thiết bị gây nhiễu để làm rơi các drone, cho nên khách hàng chúng tôi có thể yên tâm.”

Chiến trường Ukraina dĩ nhiên là nơi mà công ty Delair có dịp thử nghiệm và cải tiến các drone do họ sản xuất để thích ứng tốt hơn với điều kiện chiến tranh ác liệt, theo lời ông Mancini:

“Chúng tôi đã làm việc ở Ukraina từ năm 2016, vì thật ra chiến tranh coi như đã bắt đầu từ năm 2014 với thỏa thuận Minsk. Từ năm 2016, các drone của chúng tôi đã được sử dụng để giám sát các đường biên giới. Khi quân Nga vượt qua biên giới, phía Ukraina đã gặp chúng tôi và yêu cầu cho họ xem hệ thống drone của chúng tôi vận hành như thế nào trong điều kiện chiến tranh. Sau khi thấy hiệu quả của các hệ thống này, họ đã nhờ chính phủ Pháp giúp đỡ, mua các drone đó để tặng cho họ. Pháp đã làm theo yêu cầu đó.

Chúng tôi thường xuyên, hầu như là mỗi tuần, có những phản hồi từ những người vận hành các drone và chúng tôi trao đổi với họ. Cứ khoảng 3 hoặc 4 tháng, chúng tôi cải tiến để các drone thích ứng tốt hơn với điều kiện chiến tranh. Những yếu tố đó giúp rất nhiều cho ngành công nghiệp vũ khí của Pháp nói chung.”

Để có thể phát triển các loại drone có sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo, công ty Delair đang phải tuyển thêm kỹ sư:

“Chúng tôi có những kỹ sư làm việc về các vấn đề đó. Công ty có một phòng nghiên cứu quy tụ khoảng 45 người, trong đó phân nữa chuyên tạo ra các phần mềm, một số nghiên cứu về các thuật toán và về trí tuệ nhân tạo để có thể giải quyết vấn đề điều khiển drone mà không cần hệ thống định vị GPS, xác định và phân loại những vật thể mà drone nhìn thấy để trợ giúp cho người điều khiển.

Không thể có một hệ thống hoàn toàn tự vận hành. Trí tuệ nhân tạo chỉ trợ giúp, chỉ làm đơn giản hóa nhiệm vụ của người điều khiển. Đó không phải là những robot, mà đằng sau bao giờ cũng có con người. Một quân nhân Ukraina đã nói một điều rất đáng chú ý : 'Cái mà có giá trị đối với chúng tôi không phải là các drone, vì drone có thể bị mất, mà là những người được đào tạo để điều khiển drone'. Đó mới là điều mà họ cố gắng bảo vệ.”

Vấn đề, theo lời ông Mancini, việc phát triển các loại drone tiên tiến, có khả năng cạnh tranh cao, đòi hỏi rất nhiều vốn đầu tư, mà cả về mặt này, Pháp và châu Âu nói chung càng bị tụt hậu so với Hoa Kỳ chẳng hạn:

“Phát triển các drone đòi hỏi rất nhiều vốn. Các công ty hàng đầu thế giới về drone có doanh số từ 300 triệu euro đến 4 tỷ, trong khi các công ty hàng đầu của châu Âu hiện chỉ đạt 50 triệu euro doanh số, công ty chúng tôi thì dự kiến sẽ chỉ đạt 30 triệu. Phát triển các loại drone có khả năng cạnh tranh trên thế giới tốn kém hàng triệu, thậm chí hàng chục, hàng trăm triệu euro. Cho nên phải có những công ty có tầm cỡ như vậy để tạo ra những sản phẩm cho tương lai.

Tôi nghĩ rằng phải làm chủ công nghệ drone một cách tự chủ, vì đó là những robot bay trên không và tiến hành những hoạt động từ trên không. Các nhà công nghiệp Pháp và châu Âu nói chung phải làm chủ được công nghệ của các hệ thống được bán ở châu Âu. Công ty chúng tôi đang cố đóng góp vào việc xây dựng một nhà vô địch trong lĩnh vực này ở cấp độ châu Âu để có thể cạnh tranh trên thế giới.”

  continue reading

33 episod

Artwork
iconKongsi
 
Manage episode 453581265 series 130285
Kandungan disediakan oleh France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Semua kandungan podcast termasuk episod, grafik dan perihalan podcast dimuat naik dan disediakan terus oleh France Médias Monde and RFI Tiếng Việt atau rakan kongsi platform podcast mereka. Jika anda percaya seseorang menggunakan karya berhak cipta anda tanpa kebenaran anda, anda boleh mengikuti proses yang digariskan di sini https://ms.player.fm/legal.

Trong bối cảnh địa chính trị quốc tế căng thẳng, nhất là với cuộc chiến Ukraina, các drone nay chiếm một vị trí mang tính chiến lược đối với hải quân trên toàn thế giới. Điều này đã được thể hiện qua triển lãm quốc phòng quốc tế Euronaval vào đầu tháng 11 tại Villepinte, ngoại ô Paris, Pháp. Tại cuộc triển lãm 2 năm một lần này, đi đến đâu cũng thấy trưng bày các kiểu drone mới được sử dụng để tác chiến, giám sát biển và đáy đại dương.

Các nước phương Tây đang phải đối phó với các cuộc tấn công bằng drone của lực lượng Houthi ở Yemen được Iran trang bị vũ khí nhắm vào giao thông hàng hải ở Hồng Hải. Trong khi đó, Ukraina đã thành công tiêu diệt 1/3 Hạm đội Hắc Hải của Nga và buộc được hạm đội này rời khỏi Crimea. Vào đầu tháng 11, Kiev khẳng định họ đã thực hiện thành công cuộc tấn công đầu tiên bằng drone mang chất nổ vào các tàu của Nga ở Biển Caspi, cách biên giới Ukraina đến 1.500 km.

Trả lời hãng tin AFP ngày 07/11/2024 bên lề Euronaval, ông Emmanuel Chiva, tổng đại diện về vũ khí của bộ Quân lực Pháp, cho rằng từ những cuộc xung đột đó, có thể dự báo là drone sẽ được hải quân các nước “sử dụng ồ ạt”.

Đô đốc Eric Chaperon, cố vấn quốc phòng của tập đoàn vũ khí Pháp Thales, nói với AFP: “Các drone phải được xem xét ở cả hai góc độ: khả năng tác chiến của drone và khả năng chống drone của kẻ địch”. Tập đoàn công nghệ cao của Pháp, hiện trang bị cho hải quân 50 nước trên thế giới, cung cấp cả hai khả năng đó. Một trong những cải tiến là vũ khí điện từ "có khả năng đốt cháy các thiết bị điện tử của drone". Đô đốc Eric Chaperon giải thích: "Các drone nằm trong tầm hoạt động của vũ khí sẽ rơi chỉ trong một giây."

Tập đoàn Pháp cũng đẩy mạnh phát triển một công nghệ trí tuệ nhân tạo "tiết kiệm", có thể được trang bị trên các drone cũng như các giải pháp kết nối và tương tác, đã được thử nghiệm trong cuộc tập trận ở Bồ Đào Nha vào tháng 9 với một số nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu. Là một trong những người tham gia cuộc tập trận này, ông Nicolas Kuhl của tập đoàn Thales nói với AFP: “Khoảng 60 drone đã được triển khai trên không, trên mặt nước và dưới biển để thực hiện đồng thời các nhiệm vụ tác chiến dưới nước, rà phá bom mìn và giám sát”.

Về phần mình, tập đoàn Naval Group đang phát triển loại drone dưới nước với “khả năng hoạt động lâu dài lên đến vài tuần”“có khả năng tự ra quyết định rất cao”, theo giải thích của ông Pierre-Antoine Fliche, đứng đầu nhóm đặc trách drone của Naval Group, với AFP: “Thay vì lập trình trước một số nhiệm vụ, chúng tôi sẽ đưa ra mệnh lệnh, chẳng hạn như đến đó, chụp ảnh và quay lại nếu ảnh chụp rõ, luôn kín đáo, quyết liệt”. Pierre-Eric Pommellet, chủ nhân Naval Group, nhấn mạnh với AFP: “Các drone sẽ không bao giờ thay thế các tàu chiến có thủy thủ đoàn, nhưng sẽ giúp cho những tàu này có một năng lực rộng hơn”.

Tập đoàn chế tạo máy bay châu Âu Airbus thì chú trọng đến tính bổ sung cho các sản phẩm của họ. Bruno Even, giám đốc điều hành của Airbus Helicopters, nói với AFP: “Yếu tố mới mà chúng tôi thấy cả trên biển và trên đất liền là tính chất bổ sung giữa drone và trực thăng”.

VSR 700 của Airbus là một máy bay trực thăng “không người lái” nhỏ, có thể hoạt động từ một con tàu và có thể bay tới 8 giờ so với 2 giờ đối với trực thăng thông thường. Nó có khả năng thực hiện các nhiệm vụ mà không cần phi công, chẳng hạn như tìm kiếm tàu ​​địch, gửi tọa độ tới tàu khu trục nhỏ có khả năng bắn tên lửa.

Airbus cũng đang phát triển một loại drone quan sát mang tên Eurodrone, nhằm bù đắp sự chậm trễ của châu Âu về loại drone đã được Hoa Kỳ và Israel phát triển và sẽ được đưa vào sử dụng vào cuối thập niên này, theo lời ông Jean-Brice Dumont, người đứng đầu bộ phận quốc phòng của Airbus.

Đối với những drone ít phức tạp hơn và có thể nhanh chóng được sử dụng như Flexrotor hay Aliaca, tập đoàn Airbus giao việc phát triển cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc các công ty khởi nghiệp mà hãng đã mua lại.

Chẳng hạn như công ty ArkeOcéan, một doanh nghiệp gia đình với khoảng ba mươi nhân viên chuyên sản xuất các drone siêu nhỏ "chỉ dài 80cm, rộng 35cm, trôi theo dòng nước, rất khó phát hiện”.

Ngoài ArkeOcéan, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Pháp chuyên về drone đã có mặt rất đông đảo tại triển lãm Euronaval, như Exail, Diodon và Delair. Riêng công ty Delair từ hai năm qua bán ra thị trường một sản phẩm mang tên Seasam, một loại drone dưới nước cở nhỏ, được dùng để theo dõi tình trạng thân tàu, tàu chở hàng cũng như tàu khu trục. Drone này có 7 động cơ nên rất cơ động, chống chọi tốt với dòng nước.

Trả lời RFI Pháp ngữ tại Euronaval, ông Bastien Mancini, giám đốc điều hành của Delair, cho biết công ty này đã cung cấp cho thi trường châu Phi từ lâu và nay đã mở rộng sang các thị trường khác:

“Chúng tôi đã có mặt ở khu vực này từ những năm 2010, tại khoảng 15-20 quốc gia châu Phi, rồi mở rộng sang Đông Âu và Đông Nam Á, những thị trường chính của chúng tôi hiện nay. Chúng tôi xuất khẩu rất nhiều trước khi bán cho thị trường Pháp. Công ty hiện sử dụng đến 110 nhân viên và đến cuối năm sẽ có tổng cộng 140 người, với doanh số năm ngoái là 10 triệu euro và dự báo năm nay sẽ đạt khoảng 30 triệu.

Tốc độ tăng trưởng này là nhờ các hợp đồng mà chúng tôi giành được gần đây, nhất là trong lĩnh vực quốc phòng. Ukraina chiếm một phần đáng kể, nhưng không phải là chiếm đa số. Chúng tôi tạo được những hệ thống thích ứng với những điều kiện tác chiến rất ác liệt, với thiết bị gây nhiễu để làm rơi các drone, cho nên khách hàng chúng tôi có thể yên tâm.”

Chiến trường Ukraina dĩ nhiên là nơi mà công ty Delair có dịp thử nghiệm và cải tiến các drone do họ sản xuất để thích ứng tốt hơn với điều kiện chiến tranh ác liệt, theo lời ông Mancini:

“Chúng tôi đã làm việc ở Ukraina từ năm 2016, vì thật ra chiến tranh coi như đã bắt đầu từ năm 2014 với thỏa thuận Minsk. Từ năm 2016, các drone của chúng tôi đã được sử dụng để giám sát các đường biên giới. Khi quân Nga vượt qua biên giới, phía Ukraina đã gặp chúng tôi và yêu cầu cho họ xem hệ thống drone của chúng tôi vận hành như thế nào trong điều kiện chiến tranh. Sau khi thấy hiệu quả của các hệ thống này, họ đã nhờ chính phủ Pháp giúp đỡ, mua các drone đó để tặng cho họ. Pháp đã làm theo yêu cầu đó.

Chúng tôi thường xuyên, hầu như là mỗi tuần, có những phản hồi từ những người vận hành các drone và chúng tôi trao đổi với họ. Cứ khoảng 3 hoặc 4 tháng, chúng tôi cải tiến để các drone thích ứng tốt hơn với điều kiện chiến tranh. Những yếu tố đó giúp rất nhiều cho ngành công nghiệp vũ khí của Pháp nói chung.”

Để có thể phát triển các loại drone có sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo, công ty Delair đang phải tuyển thêm kỹ sư:

“Chúng tôi có những kỹ sư làm việc về các vấn đề đó. Công ty có một phòng nghiên cứu quy tụ khoảng 45 người, trong đó phân nữa chuyên tạo ra các phần mềm, một số nghiên cứu về các thuật toán và về trí tuệ nhân tạo để có thể giải quyết vấn đề điều khiển drone mà không cần hệ thống định vị GPS, xác định và phân loại những vật thể mà drone nhìn thấy để trợ giúp cho người điều khiển.

Không thể có một hệ thống hoàn toàn tự vận hành. Trí tuệ nhân tạo chỉ trợ giúp, chỉ làm đơn giản hóa nhiệm vụ của người điều khiển. Đó không phải là những robot, mà đằng sau bao giờ cũng có con người. Một quân nhân Ukraina đã nói một điều rất đáng chú ý : 'Cái mà có giá trị đối với chúng tôi không phải là các drone, vì drone có thể bị mất, mà là những người được đào tạo để điều khiển drone'. Đó mới là điều mà họ cố gắng bảo vệ.”

Vấn đề, theo lời ông Mancini, việc phát triển các loại drone tiên tiến, có khả năng cạnh tranh cao, đòi hỏi rất nhiều vốn đầu tư, mà cả về mặt này, Pháp và châu Âu nói chung càng bị tụt hậu so với Hoa Kỳ chẳng hạn:

“Phát triển các drone đòi hỏi rất nhiều vốn. Các công ty hàng đầu thế giới về drone có doanh số từ 300 triệu euro đến 4 tỷ, trong khi các công ty hàng đầu của châu Âu hiện chỉ đạt 50 triệu euro doanh số, công ty chúng tôi thì dự kiến sẽ chỉ đạt 30 triệu. Phát triển các loại drone có khả năng cạnh tranh trên thế giới tốn kém hàng triệu, thậm chí hàng chục, hàng trăm triệu euro. Cho nên phải có những công ty có tầm cỡ như vậy để tạo ra những sản phẩm cho tương lai.

Tôi nghĩ rằng phải làm chủ công nghệ drone một cách tự chủ, vì đó là những robot bay trên không và tiến hành những hoạt động từ trên không. Các nhà công nghiệp Pháp và châu Âu nói chung phải làm chủ được công nghệ của các hệ thống được bán ở châu Âu. Công ty chúng tôi đang cố đóng góp vào việc xây dựng một nhà vô địch trong lĩnh vực này ở cấp độ châu Âu để có thể cạnh tranh trên thế giới.”

  continue reading

33 episod

Semua episod

×
 
Loading …

Selamat datang ke Player FM

Player FM mengimbas laman-laman web bagi podcast berkualiti tinggi untuk anda nikmati sekarang. Ia merupakan aplikasi podcast terbaik dan berfungsi untuk Android, iPhone, dan web. Daftar untuk melaraskan langganan merentasi peranti.

 

Panduan Rujukan Pantas

Podcast Teratas