Pergi ke luar talian dengan aplikasi Player FM !
Ủng hộ châu Phi có ghế thường trực ở Hội Đồng Bảo An: Cuộc đấu mới giữa Mỹ và Nga
Manage episode 439916431 series 130294
Hai tuần lễ trước kỳ họp của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, ngày 12/09/2024, Mỹ chính thức thông báo ủng hộ châu Phi có hai ghế thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An (HĐBA). Mỹ lần đầu tiên cáo buộc Trung Quốc trực tiếp hỗ trợ Nga trong cuộc chiến xâm lược Ukraina để đổi lấy công nghệ vũ khí tối tân.
Chính quyền Nga tỏ ra thờ ơ với cuộc tranh luận đầu tiên và duy nhất giữa hai ứng cử viên tổng thống Mỹ. Kỳ Thế Vận Hội dành cho người khuyết tật Paris 2024 khép lại với lễ bế mạc để lại nhiều ấn tượng ngay sau khi Pháp có thủ tướng mới gần hai tháng sau bầu cử Quốc Hội trước kỳ hạn. Trên đây là các chủ đề chính của Tạp chí Thế giới Đó đây tuần này.
***
Từ hàng chục năm nay cải tổ Hội Đồng Bảo An luôn được coi là húy kỵ, bất chấp việc định chế đầy quyền lực có sứ mạng duy trì hòa bình, được lập ra sau Thế chiến Hai, ngày càng bị chỉ trích là không còn đủ năng lực thực thi sứ mạng này. Những tháng gần đây, vấn đề cải tổ lại được đặt ra khẩn thiết. Theo giới quan sát, hơn một nửa quyết định của Hội Đồng Bảo An liên quan đến các vấn đề an ninh của châu Phi, và hơn một phần ba cuộc họp của Hội Đồng, trong năm 2023, liên quan đến lục địa một tỷ rưỡi dân, nhưng mới chỉ có ba ghế không thường trực.
Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten cho biết cụ thể:
‘‘Hiện tại, các nước châu Phi có ba ghế không thường trực tại Hội đồng Bảo an, được phân bổ luân phiên, với nhiệm kỳ 2 năm.Tuy nhiên, theo đại sứ Mỹ Linda Thomas-Greenfield, số ghế này là không đủ. Đại sứ Mỹ giải thích: “Vấn đề là những ghế được bầu này không cho phép các nước châu Phi được hưởng lợi đầy đủ từ những hiểu biết và tiếng nói của họ trong hoạt động của Hội đồng. Đây là lý do tại sao mà ngoài việc trao quyền thành viên không thường trực cho các nước châu Phi, Hoa Kỳ cũng ủng hộ việc lập ra hai ghế thường trực cho châu Phi trong Hội đồng Bảo An. Đây là điều mà các đối tác châu Phi đang tìm kiếm và chúng tôi tin làm như thế là đúng.’’
Tuy nhiên, trong hiện tại mong muốn hàn gắn quan hệ với châu Phi của Washington khó thành hiện thực. Trước hết bởi vì bản thân các nước châu Phi vẫn chưa quyết định xem nước nào có thể làm thành viên thường trực. Đứng đầu trong số các ứng cử viên là Niger và Nam Phi, nhưng cũng có bốn nước khác sẵn sàng.
Tiếp theo đó là câu hỏi nhạy cảm về quyền phủ quyết. Theo kế hoạch của Mỹ, chỉ có 5 thành viên thường trực “lịch sử” (gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp và Anh) mới giữ được quyền này. Và cuối cùng, để được thông qua, dự thảo nghị quyết trước tiên phải được Thượng Viện Mỹ phê chuẩn, và sau đó phải được 4 thành viên thường trực còn lại của Hội đồng Bảo an chấp thuận và được hai phần ba Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ủng hộ.’’
Thủ đoạn ''đánh bóng hình ảnh'' của Mỹ ?
Thông báo của Mỹ có thể mang lại một số hy vọng nhưng giới quan sát tỏ ra hoài nghi. Trả lời RFI, chuyên gia về Liên Hiệp Quốc Romuald Sciora, giám đốc Trung tâm quan sát Chính trị và Địa chiến lược Mỹ, nhận định tuyên bố của Washington thiên về ‘‘đánh bóng hình ảnh’’ của Mỹ với châu Phi, và đây là một động thái mới trong cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng với Nga và Trung Quốc tại châu Phi. Afrika.new, trang mạng Pháp ngữ hàng đầu về chính trị châu Phi, cũng dẫn lời ông Sciora, nhấn mạnh đề xuất này là công cụ tranh đấu địa – chính trị ‘‘hơn là quyết tâm thay đổi thực sự cơ chế của Liên Hiệp Quốc’’.
Tuyên truyền đả kích phương Tây ‘‘thống trị thế giới’’ của Nga…
Không chỉ Mỹ mà Nga cũng chủ trương để Ấn Độ, Brazil, đại diện của khối Ả Rập và châu Phi có tư cách ‘‘thành viên thường trực đầy đủ’’ tại Hội Đồng Bảo An, theo tư tưởng gia Nga Serguei Karaganov, lãnh đạo Hội đồng về Chính sách Đối ngoại và Quốc phòng Nga, thường được coi là kiến trúc sư hàng đầu của chính sách đối ngoại Nga. Về việc để châu Phi có ghế thành viên thường trực, Trung Quốc tỏ ra kín tiếng. Riêng về châu Á, Bắc Kinh không muốn có thêm thành viên thường trực nào ngoài Trung Quốc.
Theo điện Kremlin, Hội đồng Bảo an là điển hình cho sự thống trị của phương Tây, với việc ba trong số năm thành viên thường trực là nước phương Tây. Cuộc đấu giành ảnh hưởng giữa Mỹ và Nga với các nước châu Phi nói riêng và ‘‘các nước phương Nam’’ nói chung đang ngày càng trở nên quyết liệt hơn kể từ khi Nga xâm lăng Ukraina (‘‘các nước phương Nam / South Global’’ là tên gọi để chỉ các nước nằm ngoài khối phương Tây và các đồng minh của phương Tây).
… và sáng kiến của Pháp giúp HĐBA tăng cường năng lực bảo vệ hòa bình
Trên thực tế, cho dù đa số các nước phương Nam không tham gia các trừng phạt của phương Tây chống điện Kremlin, đa số các nước phương Nam đã bỏ phiếu lên án Nga xâm lược Ukraina trong tất cả các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc. Trái ngược với luận điệu tuyên truyền của Matxcơva, Pháp – nước phương Tây thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An – đang nỗ lực vận động không chỉ cho việc mở rộng ghế thành viên thường trực cho các nước ngoài phương Tây, mà còn chủ trương giới hạn chặt quyền phủ quyết của các thành viên thường trực để sao cho các nghị quyết của Hội Đồng ngăn ngừa các cuộc chiến tranh, thảm sát, không bị lá phiếu của một nước duy nhất chặn đứng.
Sáng kiến do Pháp và Mêhicô đồng chủ trì hiện nhận được sự ủng hộ của hơn 100 thành viên Liên Hiệp Quốc. Theo chính quyền Pháp, sáng kiến cải tổ này cần phải được cấp tốc thực thi ngay trong dịp Đại Hội Đồng tháng 9/2024, để Hội Đồng Bảo An thực hiện được ‘‘trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế’’, theo đúng Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
Mỹ lần đầu tiên tố cáo Trung Quốc hỗ trợ Nga vũ khí chống Ukraina
Hôm 10/09 vừa qua, thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ Kurt Campbell khẳng định Bắc Kinh đang cung cấp cho Matxcơva ‘‘các hỗ trợ rất lớn’’’ để tăng cường cỗ máy chiến tranh, và đổi lại Nga chuyển giao cho Trung Quốc nhiều công nghệ quân sự về tàu ngầm và tên lửa, vốn được kiểm soát chặt chẽ. Theo trang mạng Politico.com, với tuyên bố nói trên, Washington đã nâng mức độ chỉ trích nhắm vào Trung Quốc.
Trước phát biểu của thứ trưởng Kurt Campbell, Hoa Kỳ thường chỉ tập trung lên án việc Bắc Kinh cung cấp cho Matxcơva ‘’các mặt hàng lưỡng dụng’’, có thể được dùng cho quân sự. Phát biểu được thứ trưởng Kurt Campbell đưa ra với báo giới sau cuộc họp với các đối tác Liên Hiệp Châu Âu và NATO tại Bruxelles. Thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ nhấn mạnh vấn đề này hoàn toàn không liên quan đến các mặt hàng lưỡng dụng, và cho biết thêm : ‘‘Chúng tôi đang chứng kiến những nỗ lực ở cấp cao nhất của chính phủ hai nước nhằm cố gắng che giấu hợp tác đáng lo ngại này…’’.
Theo ông Campbell, các công nghệ mới mà Bắc Kinh đang tiếp nhận sẽ gây nguy hiểm không chỉ cho Mỹ, mà còn cho Ấn Độ, Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Báo Anh The Financial Times dẫn lại nguồn tin của giới nghiên cứu Hải Quân Mỹ, theo đó tàu ngầm Type 096 đời mới trang bị tên lửa đạn đạo hạt nhân của Trung Quốc đang được phát triển với sự hỗ trợ của công nghệ Nga, đặc biệt khiến động cơ ít gây tiếng ồn hơn, một công nghệ tiên tiến mà Nga không muốn chia sẻ với Trung Quốc.
Tiết lộ mới của thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ được đưa ra chỉ hai tuần sau khi cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan có chuyến đi đầu tiên tới Bắc Kinh kể từ năm 2020, nhằm tìm cách nối lại đối thoại về hàng loạt hồ sơ bất đồng, đặc biệt về cuộc chiến Nga xâm lược Ukraina.
Hai ứng viên tổng thống Mỹ tranh luận, điện Kremlin tỏ vẻ thờ ơ
Ngày 10/09 vừa qua, hai ứng viên tranh cử tổng thống Mỹ có cuộc tranh luận đầu tiên và duy nhất trên truyền hình. Cuộc chiến Nga xâm lược Ukraina là một chủ đề trọng tâm. Điện Kremlin phản ứng ra sao. Từ Matxcơva, thông tín viên Anissa el-Jabri cho biết ẩn đằng sau thái độ thờ ơ của nhà cầm quyền Nga, Matxcơva dường như vẫn nghiêng hẳn với về phía cựu tổng thống Trump:
‘‘Bình luận đầu tiên thể hiện sự thờ ơ được đưa ra vào sáng thứ Tư 11/09. Trên đài Sputnik, người phát ngôn bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova nói: “Hãy tưởng tượng một trận đấu giữa hai võ sĩ trên tàu Titanic. Sau trận đấu, mọi người tranh luận về việc ai thắng, ai thua, nhưng chuyện này có tạo ra khác biệt gì đâu. Chỉ 15 phút sau, con tàu Titanic sẽ đâm vào tảng băng trôi mà thôi’’.
Bất chấp việc thái độ thờ ơ đã được thể hiện rõ bởi một quan chức cao cấp, đến giữa trưa phát ngôn viên điện Kremlin Dimitri Peskov tiếp tục nhấn mạnh: “Thật không may, chúng tôi không thể theo dõi cuộc tranh luận vì diễn ra vào lúc nửa đêm theo giờ Matxcơva. Nhưng sáng nay chúng tôi đã xem và đọc các báo cáo. Rõ ràng, chúng tôi nhận thấy cả hai ứng cử viên đều đề cập đến tổng thống và đất nước của chúng tôi. Và rõ ràng là nước Mỹ nói chung, bất kể ứng cử viên nào, vẫn duy trì thái độ thù địch và tiêu cực đối với đất nước chúng tôi.’’
Trên thực tế, đằng sau các lời lẽ khẳng định hai ứng cử viên tổng thống Mỹ là như nhau, quan điểm thực sự của điện Kremlin có thể được thể hiện qua phát biểu của một nhà bình luận chính trị, được phát đi vào khung giờ vàng của truyền hình.
Điện Kremlin dường như nghiêng hẳn về phía ứng cử viên đảng Cộng Hòa: “Lập trường của Donald Trump có vẻ mang tính xây dựng hơn. Ông ấy hiểu rằng chiến dịch quân sự đặc biệt không phải tự nhiên mà được tiến hành. Ông Trump cho biết Nga có lý do riêng để bắt buộc phải áp dụng các biện pháp cực đoan này. Hãy xem xem mọi chuyện sẽ như thế nào nếu Trump trở thành tổng thống’’.
Bế mạc Paralympic: Vũ trường Stade de France và thông điệp Tình yêu
Trong tuần qua, sự kiện không thể bỏ qua là Lễ bế mạc Thế Vận Hội dành cho người khuyết tật khép lại tại sân vận động Stade de France, Paris. Đây cũng là sự kiện cuối cùng khép lại hai kỳ Thế Vận Hội mà nước Pháp lần đầu tiên đăng cai.
Sau khi ngọn lửa Thế Vận được thổi tắt, Stade de France biến thành một vũ trường khổng lồ. 5.000 vận động viên khuyết tật có mặt cùng 65 nghìn khán giả tiếp tục sống trong không khí ‘‘Paris est une fête’’, Paris là một ngày hội (như tên tác phẩm tự thuật của văn hào Mỹ Hemingway), với các tiết mục âm nhạc điện tử do cây đại thụ Jean-Michel Jarre, 76 tuổi, người mở đường cho nhạc electro Pháp, chủ trì.
- Đọc thêm : Paralympic Paris - Nghệ thuật hòa quyện thể thao, người ‘‘khuyết’’ người ‘‘lành’’ hòa hợp
Tất cả hòa cùng một nhịp với những những giai điệu đã trở thành kinh điển của dòng nhạc điện tử « Paris Stadium », « Industrial Revolution P2 Stadium » et « Time Machine Stadium »… Việc khép lại hai kỳ Thế Vận hội, nơi âm nhạc và thể thao, công chúng và vận động viên hòa quyện mang lại một thông điệp rõ ràng, bởi đây là ‘‘hai yếu tố biểu tượng cho sự mở rộng vòng tay đoàn kết, cho tình huynh đệ - lòng bác ái’’, như tâm sự của ông hoàng của âm nhạc điện tử Pháp Jean-Michel Jarre.
Những người hâm mộ cũng khó lòng quên được ca khúc, đối với nhiều người đã trở thành huyền thoại Vivre pour le meilleur (tạm dịch là Hãy sống cho điều cao đẹp nhất), của Johnny Hallyday. Tác phẩm ra đời 25 năm trước được nữ ca sĩ Pháp Santa làm sống lại trong màn trình diễn đầy biểu cảm.
‘‘… Des gens qui cherchent la lumière
En pleine nuit
Des gens qui courent après l'amour
Et qui le fuient
Des bras qui se lèvent pour un dieu
Qu'ils ne voient pas
Moi, j'ai ta chair contre ma chair
En ça je crois
Vivre pour le meilleur
Se vouloir pour tout se donner
Plus riche de ne rien garder
Que l'amour ... ’’ (*)
Metro thuận tiện cho người khuyết tật…, những thách thức với tân chính phủ…
Ca khúc Vivre pour le meilleur nói đến sức mạnh vô song của tình yêu. Khép lại kỳ Paralympic, chủ tịch Ủy Ban Thế Vận Quốc tế cho người khuyết tật, Andrew Parsons, nhắc nhở cam kết của chính quyền vùng Ille-de-France và thủ đô Paris về việc tạo điều kiện để toàn bộ 13 tuyến xe điện ngầm của thủ đô có thể trở nên thuận tiện cho người khuyết tật, một thách thức rất lớn.
Hai ngày trước khi Paralympic bế mạc, tổng thống Pháp chính thức bổ nhiệm thủ tướng hai tháng sau cuộc bầu cử. Thách thức để chính phủ mới có thể trụ lại được, có thể đưa ra được các chính sách đúng hướng, hợp lòng dân là ghê gớm. Nhiều người tin tưởng lực đẩy tinh thần Thế Vận Hội Olympic và Paralymic, vừa được khơi lên tại Pháp, sẽ giúp cho xã hội Pháp có thêm sức mạnh vượt qua.
159 episod
Manage episode 439916431 series 130294
Hai tuần lễ trước kỳ họp của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, ngày 12/09/2024, Mỹ chính thức thông báo ủng hộ châu Phi có hai ghế thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An (HĐBA). Mỹ lần đầu tiên cáo buộc Trung Quốc trực tiếp hỗ trợ Nga trong cuộc chiến xâm lược Ukraina để đổi lấy công nghệ vũ khí tối tân.
Chính quyền Nga tỏ ra thờ ơ với cuộc tranh luận đầu tiên và duy nhất giữa hai ứng cử viên tổng thống Mỹ. Kỳ Thế Vận Hội dành cho người khuyết tật Paris 2024 khép lại với lễ bế mạc để lại nhiều ấn tượng ngay sau khi Pháp có thủ tướng mới gần hai tháng sau bầu cử Quốc Hội trước kỳ hạn. Trên đây là các chủ đề chính của Tạp chí Thế giới Đó đây tuần này.
***
Từ hàng chục năm nay cải tổ Hội Đồng Bảo An luôn được coi là húy kỵ, bất chấp việc định chế đầy quyền lực có sứ mạng duy trì hòa bình, được lập ra sau Thế chiến Hai, ngày càng bị chỉ trích là không còn đủ năng lực thực thi sứ mạng này. Những tháng gần đây, vấn đề cải tổ lại được đặt ra khẩn thiết. Theo giới quan sát, hơn một nửa quyết định của Hội Đồng Bảo An liên quan đến các vấn đề an ninh của châu Phi, và hơn một phần ba cuộc họp của Hội Đồng, trong năm 2023, liên quan đến lục địa một tỷ rưỡi dân, nhưng mới chỉ có ba ghế không thường trực.
Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten cho biết cụ thể:
‘‘Hiện tại, các nước châu Phi có ba ghế không thường trực tại Hội đồng Bảo an, được phân bổ luân phiên, với nhiệm kỳ 2 năm.Tuy nhiên, theo đại sứ Mỹ Linda Thomas-Greenfield, số ghế này là không đủ. Đại sứ Mỹ giải thích: “Vấn đề là những ghế được bầu này không cho phép các nước châu Phi được hưởng lợi đầy đủ từ những hiểu biết và tiếng nói của họ trong hoạt động của Hội đồng. Đây là lý do tại sao mà ngoài việc trao quyền thành viên không thường trực cho các nước châu Phi, Hoa Kỳ cũng ủng hộ việc lập ra hai ghế thường trực cho châu Phi trong Hội đồng Bảo An. Đây là điều mà các đối tác châu Phi đang tìm kiếm và chúng tôi tin làm như thế là đúng.’’
Tuy nhiên, trong hiện tại mong muốn hàn gắn quan hệ với châu Phi của Washington khó thành hiện thực. Trước hết bởi vì bản thân các nước châu Phi vẫn chưa quyết định xem nước nào có thể làm thành viên thường trực. Đứng đầu trong số các ứng cử viên là Niger và Nam Phi, nhưng cũng có bốn nước khác sẵn sàng.
Tiếp theo đó là câu hỏi nhạy cảm về quyền phủ quyết. Theo kế hoạch của Mỹ, chỉ có 5 thành viên thường trực “lịch sử” (gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp và Anh) mới giữ được quyền này. Và cuối cùng, để được thông qua, dự thảo nghị quyết trước tiên phải được Thượng Viện Mỹ phê chuẩn, và sau đó phải được 4 thành viên thường trực còn lại của Hội đồng Bảo an chấp thuận và được hai phần ba Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ủng hộ.’’
Thủ đoạn ''đánh bóng hình ảnh'' của Mỹ ?
Thông báo của Mỹ có thể mang lại một số hy vọng nhưng giới quan sát tỏ ra hoài nghi. Trả lời RFI, chuyên gia về Liên Hiệp Quốc Romuald Sciora, giám đốc Trung tâm quan sát Chính trị và Địa chiến lược Mỹ, nhận định tuyên bố của Washington thiên về ‘‘đánh bóng hình ảnh’’ của Mỹ với châu Phi, và đây là một động thái mới trong cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng với Nga và Trung Quốc tại châu Phi. Afrika.new, trang mạng Pháp ngữ hàng đầu về chính trị châu Phi, cũng dẫn lời ông Sciora, nhấn mạnh đề xuất này là công cụ tranh đấu địa – chính trị ‘‘hơn là quyết tâm thay đổi thực sự cơ chế của Liên Hiệp Quốc’’.
Tuyên truyền đả kích phương Tây ‘‘thống trị thế giới’’ của Nga…
Không chỉ Mỹ mà Nga cũng chủ trương để Ấn Độ, Brazil, đại diện của khối Ả Rập và châu Phi có tư cách ‘‘thành viên thường trực đầy đủ’’ tại Hội Đồng Bảo An, theo tư tưởng gia Nga Serguei Karaganov, lãnh đạo Hội đồng về Chính sách Đối ngoại và Quốc phòng Nga, thường được coi là kiến trúc sư hàng đầu của chính sách đối ngoại Nga. Về việc để châu Phi có ghế thành viên thường trực, Trung Quốc tỏ ra kín tiếng. Riêng về châu Á, Bắc Kinh không muốn có thêm thành viên thường trực nào ngoài Trung Quốc.
Theo điện Kremlin, Hội đồng Bảo an là điển hình cho sự thống trị của phương Tây, với việc ba trong số năm thành viên thường trực là nước phương Tây. Cuộc đấu giành ảnh hưởng giữa Mỹ và Nga với các nước châu Phi nói riêng và ‘‘các nước phương Nam’’ nói chung đang ngày càng trở nên quyết liệt hơn kể từ khi Nga xâm lăng Ukraina (‘‘các nước phương Nam / South Global’’ là tên gọi để chỉ các nước nằm ngoài khối phương Tây và các đồng minh của phương Tây).
… và sáng kiến của Pháp giúp HĐBA tăng cường năng lực bảo vệ hòa bình
Trên thực tế, cho dù đa số các nước phương Nam không tham gia các trừng phạt của phương Tây chống điện Kremlin, đa số các nước phương Nam đã bỏ phiếu lên án Nga xâm lược Ukraina trong tất cả các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc. Trái ngược với luận điệu tuyên truyền của Matxcơva, Pháp – nước phương Tây thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An – đang nỗ lực vận động không chỉ cho việc mở rộng ghế thành viên thường trực cho các nước ngoài phương Tây, mà còn chủ trương giới hạn chặt quyền phủ quyết của các thành viên thường trực để sao cho các nghị quyết của Hội Đồng ngăn ngừa các cuộc chiến tranh, thảm sát, không bị lá phiếu của một nước duy nhất chặn đứng.
Sáng kiến do Pháp và Mêhicô đồng chủ trì hiện nhận được sự ủng hộ của hơn 100 thành viên Liên Hiệp Quốc. Theo chính quyền Pháp, sáng kiến cải tổ này cần phải được cấp tốc thực thi ngay trong dịp Đại Hội Đồng tháng 9/2024, để Hội Đồng Bảo An thực hiện được ‘‘trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế’’, theo đúng Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
Mỹ lần đầu tiên tố cáo Trung Quốc hỗ trợ Nga vũ khí chống Ukraina
Hôm 10/09 vừa qua, thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ Kurt Campbell khẳng định Bắc Kinh đang cung cấp cho Matxcơva ‘‘các hỗ trợ rất lớn’’’ để tăng cường cỗ máy chiến tranh, và đổi lại Nga chuyển giao cho Trung Quốc nhiều công nghệ quân sự về tàu ngầm và tên lửa, vốn được kiểm soát chặt chẽ. Theo trang mạng Politico.com, với tuyên bố nói trên, Washington đã nâng mức độ chỉ trích nhắm vào Trung Quốc.
Trước phát biểu của thứ trưởng Kurt Campbell, Hoa Kỳ thường chỉ tập trung lên án việc Bắc Kinh cung cấp cho Matxcơva ‘’các mặt hàng lưỡng dụng’’, có thể được dùng cho quân sự. Phát biểu được thứ trưởng Kurt Campbell đưa ra với báo giới sau cuộc họp với các đối tác Liên Hiệp Châu Âu và NATO tại Bruxelles. Thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ nhấn mạnh vấn đề này hoàn toàn không liên quan đến các mặt hàng lưỡng dụng, và cho biết thêm : ‘‘Chúng tôi đang chứng kiến những nỗ lực ở cấp cao nhất của chính phủ hai nước nhằm cố gắng che giấu hợp tác đáng lo ngại này…’’.
Theo ông Campbell, các công nghệ mới mà Bắc Kinh đang tiếp nhận sẽ gây nguy hiểm không chỉ cho Mỹ, mà còn cho Ấn Độ, Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Báo Anh The Financial Times dẫn lại nguồn tin của giới nghiên cứu Hải Quân Mỹ, theo đó tàu ngầm Type 096 đời mới trang bị tên lửa đạn đạo hạt nhân của Trung Quốc đang được phát triển với sự hỗ trợ của công nghệ Nga, đặc biệt khiến động cơ ít gây tiếng ồn hơn, một công nghệ tiên tiến mà Nga không muốn chia sẻ với Trung Quốc.
Tiết lộ mới của thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ được đưa ra chỉ hai tuần sau khi cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan có chuyến đi đầu tiên tới Bắc Kinh kể từ năm 2020, nhằm tìm cách nối lại đối thoại về hàng loạt hồ sơ bất đồng, đặc biệt về cuộc chiến Nga xâm lược Ukraina.
Hai ứng viên tổng thống Mỹ tranh luận, điện Kremlin tỏ vẻ thờ ơ
Ngày 10/09 vừa qua, hai ứng viên tranh cử tổng thống Mỹ có cuộc tranh luận đầu tiên và duy nhất trên truyền hình. Cuộc chiến Nga xâm lược Ukraina là một chủ đề trọng tâm. Điện Kremlin phản ứng ra sao. Từ Matxcơva, thông tín viên Anissa el-Jabri cho biết ẩn đằng sau thái độ thờ ơ của nhà cầm quyền Nga, Matxcơva dường như vẫn nghiêng hẳn với về phía cựu tổng thống Trump:
‘‘Bình luận đầu tiên thể hiện sự thờ ơ được đưa ra vào sáng thứ Tư 11/09. Trên đài Sputnik, người phát ngôn bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova nói: “Hãy tưởng tượng một trận đấu giữa hai võ sĩ trên tàu Titanic. Sau trận đấu, mọi người tranh luận về việc ai thắng, ai thua, nhưng chuyện này có tạo ra khác biệt gì đâu. Chỉ 15 phút sau, con tàu Titanic sẽ đâm vào tảng băng trôi mà thôi’’.
Bất chấp việc thái độ thờ ơ đã được thể hiện rõ bởi một quan chức cao cấp, đến giữa trưa phát ngôn viên điện Kremlin Dimitri Peskov tiếp tục nhấn mạnh: “Thật không may, chúng tôi không thể theo dõi cuộc tranh luận vì diễn ra vào lúc nửa đêm theo giờ Matxcơva. Nhưng sáng nay chúng tôi đã xem và đọc các báo cáo. Rõ ràng, chúng tôi nhận thấy cả hai ứng cử viên đều đề cập đến tổng thống và đất nước của chúng tôi. Và rõ ràng là nước Mỹ nói chung, bất kể ứng cử viên nào, vẫn duy trì thái độ thù địch và tiêu cực đối với đất nước chúng tôi.’’
Trên thực tế, đằng sau các lời lẽ khẳng định hai ứng cử viên tổng thống Mỹ là như nhau, quan điểm thực sự của điện Kremlin có thể được thể hiện qua phát biểu của một nhà bình luận chính trị, được phát đi vào khung giờ vàng của truyền hình.
Điện Kremlin dường như nghiêng hẳn về phía ứng cử viên đảng Cộng Hòa: “Lập trường của Donald Trump có vẻ mang tính xây dựng hơn. Ông ấy hiểu rằng chiến dịch quân sự đặc biệt không phải tự nhiên mà được tiến hành. Ông Trump cho biết Nga có lý do riêng để bắt buộc phải áp dụng các biện pháp cực đoan này. Hãy xem xem mọi chuyện sẽ như thế nào nếu Trump trở thành tổng thống’’.
Bế mạc Paralympic: Vũ trường Stade de France và thông điệp Tình yêu
Trong tuần qua, sự kiện không thể bỏ qua là Lễ bế mạc Thế Vận Hội dành cho người khuyết tật khép lại tại sân vận động Stade de France, Paris. Đây cũng là sự kiện cuối cùng khép lại hai kỳ Thế Vận Hội mà nước Pháp lần đầu tiên đăng cai.
Sau khi ngọn lửa Thế Vận được thổi tắt, Stade de France biến thành một vũ trường khổng lồ. 5.000 vận động viên khuyết tật có mặt cùng 65 nghìn khán giả tiếp tục sống trong không khí ‘‘Paris est une fête’’, Paris là một ngày hội (như tên tác phẩm tự thuật của văn hào Mỹ Hemingway), với các tiết mục âm nhạc điện tử do cây đại thụ Jean-Michel Jarre, 76 tuổi, người mở đường cho nhạc electro Pháp, chủ trì.
- Đọc thêm : Paralympic Paris - Nghệ thuật hòa quyện thể thao, người ‘‘khuyết’’ người ‘‘lành’’ hòa hợp
Tất cả hòa cùng một nhịp với những những giai điệu đã trở thành kinh điển của dòng nhạc điện tử « Paris Stadium », « Industrial Revolution P2 Stadium » et « Time Machine Stadium »… Việc khép lại hai kỳ Thế Vận hội, nơi âm nhạc và thể thao, công chúng và vận động viên hòa quyện mang lại một thông điệp rõ ràng, bởi đây là ‘‘hai yếu tố biểu tượng cho sự mở rộng vòng tay đoàn kết, cho tình huynh đệ - lòng bác ái’’, như tâm sự của ông hoàng của âm nhạc điện tử Pháp Jean-Michel Jarre.
Những người hâm mộ cũng khó lòng quên được ca khúc, đối với nhiều người đã trở thành huyền thoại Vivre pour le meilleur (tạm dịch là Hãy sống cho điều cao đẹp nhất), của Johnny Hallyday. Tác phẩm ra đời 25 năm trước được nữ ca sĩ Pháp Santa làm sống lại trong màn trình diễn đầy biểu cảm.
‘‘… Des gens qui cherchent la lumière
En pleine nuit
Des gens qui courent après l'amour
Et qui le fuient
Des bras qui se lèvent pour un dieu
Qu'ils ne voient pas
Moi, j'ai ta chair contre ma chair
En ça je crois
Vivre pour le meilleur
Se vouloir pour tout se donner
Plus riche de ne rien garder
Que l'amour ... ’’ (*)
Metro thuận tiện cho người khuyết tật…, những thách thức với tân chính phủ…
Ca khúc Vivre pour le meilleur nói đến sức mạnh vô song của tình yêu. Khép lại kỳ Paralympic, chủ tịch Ủy Ban Thế Vận Quốc tế cho người khuyết tật, Andrew Parsons, nhắc nhở cam kết của chính quyền vùng Ille-de-France và thủ đô Paris về việc tạo điều kiện để toàn bộ 13 tuyến xe điện ngầm của thủ đô có thể trở nên thuận tiện cho người khuyết tật, một thách thức rất lớn.
Hai ngày trước khi Paralympic bế mạc, tổng thống Pháp chính thức bổ nhiệm thủ tướng hai tháng sau cuộc bầu cử. Thách thức để chính phủ mới có thể trụ lại được, có thể đưa ra được các chính sách đúng hướng, hợp lòng dân là ghê gớm. Nhiều người tin tưởng lực đẩy tinh thần Thế Vận Hội Olympic và Paralymic, vừa được khơi lên tại Pháp, sẽ giúp cho xã hội Pháp có thêm sức mạnh vượt qua.
159 episod
Semua episod
×Selamat datang ke Player FM
Player FM mengimbas laman-laman web bagi podcast berkualiti tinggi untuk anda nikmati sekarang. Ia merupakan aplikasi podcast terbaik dan berfungsi untuk Android, iPhone, dan web. Daftar untuk melaraskan langganan merentasi peranti.